Kết quả tìm kiếm cho "bắt được rùa nước ngọt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 360
Núi Dài Năm Giếng (TX. Tịnh Biên) còn khá hoang sơ, là ngọn núi nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, được du khách xa gần biết đến. Giờ đây, đường sá lên núi dễ dàng, lữ khách chạy rong ruổi một mạch tới tận đỉnh.
Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Người dân đặt cho các cây thuốc những tên gọi dân dã dựa trên đặc điểm, tác dụng của dược liệu.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Rau sam, rau má, dền cơm… không cần chăm bón nhiều nhưng vẫn mọc xanh tươi, vừa làm thực phẩm vừa là vị thuốc.
200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97km, rộng 25m, sâu 3m.
Mùa nước nổi, trên các tuyến kênh giáp biên ở vùng đầu nguồn, thương lái xuôi ngược ghe, xuồng cân, buôn cá đồng tấp nập. Có mặt tại cánh đồng lũ ven biên xã Phú Hội (huyện An Phú), chúng tôi bắt gặp không khí cân, bán cá giữa ngư dân và thương lái rất nhộn nhịp. Dõi theo dòng kênh, những chiếc vỏ lãi chạy qua lại rẻ nước ràn rạt chở cá đồng, tạo nên khung cảnh làm ăn sôi động trong mùa nước nổi.
Sự kết hợp giữa loại nước dùng hầm từ xương bò và rau củ, cùng nguyên liệu đặc trưng của Hà Giang giúp phở ngô lọt danh sách 121 món ẩm thực Việt Nam tiêu biểu.
Dưới chân núi Sập (huyện Thoại Sơn) có quán bánh canh tép ngon, rẻ. Những ngày cuối tuần, nơi đây phục vụ khoảng 1.000 tô bánh canh, lữ khách phương xa thưởng thức gật gù ngợi khen.
Là loại quả mọc ở ven bờ ao, rẻ tiền nhưng sung rất tốt cho sức khoẻ và là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.